Đau cổ vai gáy điều trị theo phương pháp y cổ truyền

Đau cổ vai gáy điều trị theo phương pháp y cổ truyền

 

 

Đau mỏi vai gáy là một tình trạng phổ biến hiện hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như công việc, thói quen sinh hoạt hay yếu tố thời tiết. Hiện nay có nhiều phương pháp y học hiện đại điều trị, nhưng y học cổ truyền cũng mang lại nhiều liệu pháp an toàn, hiệu quả và tự nhiên. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy theo phương pháp y học cổ truyền.

 

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy theo Y học cổ truyền

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, gây ra tình trạng khó chịu đối với người bệnh. Có một vài nguyên nhân phổ biến theo y học cổ truyền như:

  1. Phong hàn xâm nhập ( gió và lạnh)

Khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc gió các yếu tố này có thể xâm nhập vào kinh lạc ( đường dẫn khí huyết) gây tắc nghẽn và dẫn đến đau mỏi vai gáy. Điều này thường xảy ra khi bạn ở trong môi trường lạnh hoặc gió trong thời gian dài như ngồi trong điều hòa, đi ra ngoài trời lạnh mà không mặc ấm. 

  1. Khí huyết ứ trệ

Sự lưu thông khí trong cơ thể bị tắc nghẽn hoặc không thông suốt thường do chấn thương, căng thẳng hoặc hoạt động thể chất quá mức. Khi khí huyết không được lưu thông tốt sẽ gây ra tình trạng đau và mỏi ở vùng cổ vai gáy.

  1. Thiếu khí huyết

Cơ thể thiếu khí huyết do yếu tố di truyền, dinh dưỡng kém hoặc bệnh tật kéo dài làm cho cơ và xương khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ gây ra cảm giác đau mỏi và cơ thể mệt mỏi.  

  1. Nội nhiệt và đàm thấp

  • Nội nhiệt ( nhiệt độ trong cơ thể): sự tích tụ nhiệt trong cơ thể do thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến đau mỏi cổ vai gáy.

  • Đàm thấp ( dịch nhầy và ẩm ướt): sự tích tụ đàm thấp trong cơ thể có thể gây tắc nghẽn kinh lạc và lưu thông khí huyết, dẫn đến cảm giác nặng nề và đau mỏi. 

  1. Thận khí suy yếu

Thận khí hư hay còn hiểu là thận yếu, theo y cổ truyền, thận chủ cốt tủy nghĩa là thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, cơ xương khớp. Khi thận khí suy yếu dẫn đến đau mỏi vai gáy và các vấn đề khác về xương khớp. 

Y Khoa Việt Nam - đào tạo thực hành 

Các phương pháp điều trị theo phương pháp y học cổ truyền

  1. Châm cứu

Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm để kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, giúp lưu thông khí huyết và giảm đau, các huyệt thường được châm cứu để điều trị đau vai gáy bao gồm:

  • Huyệt phong trì: Nằm ở sau cổ, giúp giải tỏa phong hàn.

  • Huyệt kiên tỉnh: Nằm ở vai, giúp giảm và căng cơ.

  • Huyệt thiên trụ: Nằm ở phía sau cổ, giúp lưu thông máu.

  1. Xoa bóp và bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp sử dụng tay để tác động lên các huyệt đạo và cơ bắp, giúp giảm đau và thư giãn cơ. Một số kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt hiệu quả bao gồm.

  • Xoa bóp vai gáy: sử dụng ngón tay và lòng bàn tay để xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai gáy.

  • Bấm huyệt phong trì và kiên tỉnh: Dùng ngón cái bấm vào các huyệt này trong vài phút mỗi ngày.

  1. Dùng thảo dược

Trong phương pháp y học cổ truyền sử dụng nhiều loại thảo dược để điều trị đau mỏi vai gáy. Một số thảo dược phổ biến bao gồm:

  • Quế chi: giúp làm ấm cơ thể và lưu thông khí huyết.

  • Đỗ trọng: giúp bổ thận, cường gân cốt.

  • Đương quy: giúp bổ huyết, giảm đau.

  1. Thủy liệu pháp 

Sử dụng nước nóng và nước lạnh để điều trị đau cổ vai gáy. Phương pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm viêm.

  1. Liệu pháp nhiệt

Sử dụng các nguồn nhiệt như túi chườm nóng hoặc đèn hồng ngoại để giảm căng cơ và giảm đau. Nhiệt giúp tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ bắp. 

  1. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cùng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị đau mỏi vai gáy.

  • Ăn uống: Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để hỗ trợ xương khớp.

  • Tập luyện: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, hoặc khí công để duy trì sức khỏe và cơ bắp và xương khớp.

  • Ngủ đúng tư thế: Sử dụng gối hỗ trợ cổ và vai, tránh nằm sấp hoặc gối đầu quá cao.

Lưu ý trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào ở trên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền để đảm bảo phương pháp sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Mỗi người có thể có phản ứng khác nhau đối với các phương pháp điều trị, vậy nên cần chú trọng việc theo dõi và cần thiết của sự thay đổi các phương pháp điều trị. 

 các phương pháp trong y học cổ truyền - Y Khoa Việt Nam

Học y cổ truyền tại Trường trung cấp Y khoa Y Việt Nam

Trường trung cấp y Khoa Việt Nam là một trong những cơ sở giáo dục chuyên về đào tạo các ngành học, bao gồm y học cổ truyền. 

  1. Chương trình đào tạo:

Trường Y khoa Việt Nam, cung cấp các chương trình đào tạo trung cấp về y cổ truyền, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện trong lĩnh vực y học cổ truyền.

  1. Nội dung đào tạo:

Chương trình học bao gồm các môn học cơ bản về y học cổ truyền như: Y học cổ truyền, dược học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, các kỹ thuật bằng phương pháp cổ truyền.

  1. Thời gian đào tạo: Thông thường chương trình đào tạo trung cấp sẽ rơi vào khoảng từ 2 đến 3 năm tùy vào chương trình cụ thể và tiến độ học của sinh viên.

  2. Đội ngũ giảng viên là người có kinh nghiệm chuyên môn cao trong lĩnh vực y học cổ truyền, bao gồm những bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia y học cổ truyền

  3. Cơ sở vật chất: Nhà trường cung cấp đầy đủ trang thiết bị vật chất, phòng thực hành, thư viện tài liệu học tập và nghiên cứu để phục vụ tốt nhất quá trình học tập của sinh viên.

  4. Học phí: Học phí tại các trường trung cấp thường thấp hơn so với các trường đại học, tạo điều kiện và phù hợp với những sinh viên điều kiện kinh tế hạn chế.

  5. Chú trọng thực hành: Trường trung cấp y khoa việt nam tập trung vào việc đào tạo kỹ năng thực hành, giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tế và sẵn sàng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

  6. Cơ hội việc làm : sau khi tốt nghiệp các sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền,các trung tâm chăm sóc sức khỏe. 


June, 05 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo