Dược Liệu Cổ Truyền Và Ứng Dụng Điều Trị Một Số Bệnh Cơ Bản

Dược liệu cổ truyền (hay còn gọi là liệu pháp bằng thảo dược truyền thống) là một bộ phận quan trọng trong Đông y, sử dụng các loại cây cỏ và thảo dược để điều trị các bệnh và phòng ngừa nguy cơ gây bệnh. Phương pháp điều trị này đã được ứng dụng và sử dụng trong nhiều thế kỷ. Phương pháp áp dụng thảo dược này được dựa trên các tính chất chữa bệnh của thảo dược và cơ chế hoạt động của cơ thể. 

1. Những điều cơ bản về thảo dược 

a, Nguyên tắc sử dụng

Trong quá trình sử dụng dược liệu cổ truyền được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo hiệu quả và an toàn. 

- Biện chứng luận trị: Chẩn đoán bệnh dựa trên sự phân tích tổng thể về các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh chính là biện chứng. Luận trị chính là lựa chọn phương pháp điều trị và thảo dược phù hợp dựa trên biện chứng. 

- Quân- Thần- Tá- Sứ

  • Quân: chính là thảo dược chính chủ đạo, đóng vai trò chính trong việc điều trị

  • Thần: Thảo dược hỗ trợ, tăng cường tác dụng của dược liệu chính

  • Tá: thảo dược được chọn để điều trị các triệu chứng phụ, hỗ trợ thảo dược chính và thảo dược phụ.

  • Sứ: thảo dược dẫn truyền, giúp dẫn dắt các dược liệu chính và phụ đến đúng cơ quan hoặc vùng cần điều trị.

- Nguyên tắc âm và dương : các thảo dược được lựa chọn để giúp phục hồi và đảm bảo cân bằng âm và dương theo tình trạng của cơ thể. Ví dụ nếu bệnh có tính âm cần thảo dược có tính dương và ngược lại.

- Ngũ hành tương sinh và tương khắc: Thảo dược được dùng để điều chỉnh sự cân bằng các yếu tố trong ngũ hành( Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), giúp điều hòa chức năng của các tạng phủ và hệ thống kinh lạc. 

b, Cách bào chế

Để bào chế thảo dược là một quá trình quan trọng giúp đảm bảo có thể sử dụng đúng đảm bảo độ an toàn và tính hiệu quả của dược liệu, dưới đây là một số cách bào chế dược liệu:

- Sắc thuốc (nấu nước):Nấu thảo dược với nước để chiết xuất dược chất. 

- Tán bột(nghiền):Nghiền thảo dược khô thành bột 

- Làm viên: Trộn bột thảo dược với chất kết dính và vo thành viên.

- Nấu cao: Nấu thảo dược trong nước hoặc các dung môi khác và cô đặc thành cao.

- Sao (rang) : Rang thảo dược trên lửa nhẹ để thay đổi tính chất hoặc tăng cường dược tính.

- Chưng: chưng cách thủy thảo dược với nước hoặc với rượu để làm mềm hoặc biến tính.

- Ngâm (ngâm rượu hoặc dung dịch khác): Ngâm thảo dược trong nước, rượu, hoặc giấm hoặc một số dung dịch khác. để thay đổi hoặc tính chất hoặc chiết xuất tinh chất.

- Tẩm: tẩm với chất lỏng như mật ong, giấm trước khi phơi khô hoặc sao.

- Nung: nung thảo dược ở nhiệt độ cao, để tạo ra các hợp chất mới hoặc biến đổi tính chất.

- Hấp: hấp thảo dược nước để làm mềm hoặc biến đổi tính chất.

- Sấy khô: sấy thảo dược ở nhiệt độ kiểm soát trong lò sấy. 

- Ủ: ủ thảo dược trong các điều kiện đặc biệt để tạo ra các sản phẩm lên men hoặc tăng cường tính chất dược lý. 

- Xông: sử dụng hơi nước hoặc hơi dược liệu để xông người hoặc thảo dược. 

Khi sử dụng thảo dược có thể kết hợp các phương pháp như xoa bóp, châm cứu để tăng cường hiệu quả.

2. Một số thảo dược phổ biến

- Nhân sâm: bồi bổ khí, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chức năng miễn dịch.

- Cam thảo: thanh nhiệt, giải độc, làm dịu các triệu chứng viêm và đau. 

- Hoài sơn: bồi bổ thận, cải thiện tiêu hóa. 

- Đương quy: bổ huyết, điều kinh, hỗ trợ tuần hoàn.

- Hà thủ ô: bổ can thận, tăng cường sức khỏe tóc và da. 

- Hoa cúc: thanh nhiệt, làm dịu mắt, giải độc. 

- Khổ qua: Thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa.

3. Dược liệu cổ truyền áp dụng cho một số bệnh thông thường

- Cảm lạnh và cảm nóng: sử dụng các dược liệu như hoài sơn, cam thảo, bạch thảo để giảm sốt, làm dịu họng và giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, ho,..

- Đau nhức cơ xương khớp: sử dụng đương quy, ngưu tất, hoắc hương để giảm đau và cải thiện lưu thông máu. 

- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và căng thẳng: sử dụng thảo dược như thục địa, hoài sơn, diệp hạ châu để làm dịu thần kinh, cải thiện giấc ngủ

- Bệnh tim mạch và huyết áp cao: dùng nhân sâm, hoàng liên, thiên niên kiện để hỗ trợ điều hoà huyết áp và cải thiện chức năng tim mạch.

- Đau dạ dày và đau bụng: sử dụng thảo dược như nhân sâm, bạch truật, bạch truật, đại hoàng để làm dịu dạ dày, giảm đau và cân bằng hệ tiêu hoá.

- Bệnh da liễu: dùng hoàng liên, củ sâm, bạch chỉ để làm sạch và chữa lành da bị viêm nhiễm.

- Bệnh lý nội tiết: bạch truật, bạch chỉ, nhân sâm được dùng để điều hoà nội tiết, giảm các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi.

- Tiêu chảy và tiêu hóa kém: thảo dược được sử dụng như câu đằng, hạt sen, trần bì để cân bằng đường ruột để giảm tình trạng tiêu chảy và cải thiện tiêu hóa. 

4. Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cổ truyền

- Tư vấn với chuyên gia trước khi bạn bắt đầu sử dụng một liệu pháp nào, bạn cần có sự trao đổi với chuyên gia, tham gia tư vấn với những bác sĩ đông y có kinh nghiệm để có loại dược liệu cũng như phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng cơ thể.

- Nguồn gốc thảo dược được xuất xứ rõ ràng cũng sẽ giúp bạn đảm bảo độ an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

- Khi sử dụng các phương pháp liên quan đến thảo dược hãy để ý và theo dõi tình trạng của cơ thể để có thể điều chỉnh phương pháp kịp thời nếu cần thiết.

Các loại thảo dược trong dược liệu cổ truyền thường được kết hợp thành các công thức pha chế phù hợp với từng loại bệnh nhân và tình trạng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng, bào chế dược liệu cổ truyền cần phải được hướng dẫn bởi những người có chuyên môn về Đông y để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến các tác dụng, công dụng của thảo dược có thể tham khảo đến lớp y học cổ truyền của Trường Y Khoa Việt Nam để có thể học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm hơn từ những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm.

June, 25 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo