Mất răng số 7 hàm trên có ảnh hưởng gì không

Mất răng số 7 hàm trên hay chính là mất răng hàm lớn thứ 2, vị trí răng nằm gần cuối cùng của hàm trên. Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Mất răng số 7 không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhai mà còn tác động đến sức khỏe hệ thống răng miệng. 

 

  1. Nguyên nhân dẫn đến mất răng số 7

Có rất nguyên nhân dẫn đến việc mất răng số 7 hàm trên, chúng ta có thể mất răng do một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

  • Sâu răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất răng. Tình trạng sâu răng đến từ những thói quen ăn uống hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Những thói quen không tốt như ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn nhiều đồ chua, cay, … dễ làm hỏng men răng, tăng nguy cơ sâu răng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách, sẽ làm tích tụ nhiều mảng bám, vi khuẩn có thể lan rộng phát triển gây nhiễm trùng, sâu răng và làm mất răng.

  • Bệnh nha chu

Bệnh nha chu hay chính là tình trạng viêm nhiễm nướu và các mô xung quanh răng. Khi tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng sẽ làm các mô và xương xung quanh răng bị phá hủy dẫn đến răng lung lay và rụng răng. Nha chu viêm nhiễm chủ yếu do mảng bám vi khuẩn hình thành trên răng, nếu không làm sạch mảng bám tích tụ tạo thành cao răng và gây viêm nướu. Một số trường hợp do yếu tố di truyền dễ làm họ bị bệnh nha chu hơn.

  • Chấn thương

Tai nạn, các chấn thương trong nhiều trường hợp như trong lúc chơi thể thao, trong những va đập sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những trường hợp làm chúng ta mất răng.

  • Tuổi tác

Khi tuổi tác tăng cao, sức khỏe răng miệng sẽ thường suy giảm, răng dễ mất hơn do hệ thống răng yếu dễ gặp các trường hợp mất răng do mòn men răng, viêm nha chu, sâu răng,...

  • Thói quen xấu trong sinh hoạt

  • Hút thuốc : hút thuốc lá thường xuyên là thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng dễ gây ra các bệnh về răng như viêm nha chu, viêm chân răng,...

  • Nghiến răng : Nếu bạn thường xuyên nghiến răng dễ gây ra tình trạng mòn chân răng, răng dễ lung lay nghiêm trọng nhất sẽ khiến bạn bị mất răng.

  • Người sử dụng thuốc và mắc một số vấn đề sức khỏe: một số trường hợp mất răng do quá trình sử dụng thuốc điều trị, mắc một số bệnh như tiểu đường,... 

  1. Ảnh hưởng của việc mất răng số 7 hàm trên 

Khi  răng số 7 mất sẽ gây ra một vài ảnh hưởng có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng đến chức năng nhai:

Do cấu tạo răng lớn và có chức năng chính trong nhai, nghiền thức ăn. Khi mất răng sẽ làm giảm khả năng nhai của cung hàm trên. 

  • Ảnh hưởng đến các răng khác:

Khi mất răng, khả năng nghiền nát thức ăn sẽ giảm đi, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc quá tải do thức ăn không được nhai kỹ. Tình trạng này có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, thiếu chất dinh dưỡng.

  • Tiêu xương hàm: 

Khi mất răng số 7, trong quá trình nhai thức ăn xương hàm tại vị trí mất răng không còn nhận được lực nhai kích thích, dẫn đến tình trạng tiêu xương. Điều này có thể làm thay đổi cấu trúc và gây mất thẩm mỹ.

  • Hậu quả lâu dài:

  • Xô lệch sai khớp cắn: vì vị trí của răng số 7 đối diện với răng hàm bên dưới, vậy nên khi mất răng hàm trên, chiếc răng hàm bên dưới cũng sẽ có xu hướng trồi lên, tình trạng lệch khớp cắn lâu dần sẽ làm lệch khớp cắn của bạn. 

  • Tiêu xương ổ răng: Khi mất răng hàm mà không phục hình lại có thể xảy ra tình trạng tiêu xương ổ răng, khả năng nhai thức ăn giảm,lâu dần má hóp và chảy xệ, làm mất thẩm mỹ. 

 

  1. Nên làm gì khi mất răng số 7

Với nhiệm vụ quan trọng của răng hàm, vậy nên vậy phục hình cho răng là điều cần thiết để tránh các hậu quả có thể bị ảnh hưởng do mất răng. Cùng tiểu hiểu qua một số phương pháp phục hình cho răng phổ biến hiện nay.

  • Cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp tối ưu hiện nay để thay thế răng mất, không chỉ tại vị răng số 7 hàm trên. Phương pháp này phù hợp với hầu hết các vị trí răng khác. Cấy ghép implant là phương pháp một trụ titanium được cấy vào xương hàm đẻ trụ tích hợp với xương và sau đó gắn răng giả lên trên. Cấy ghép implant sẽ giúp bạn khắc phục được chức năng nhai bị mất và ngăn tình trạng tiêu xương hàm.

  • Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng cố định, phương pháp này giúp thay thế một hoặc nhiều răng bị mất. Cầu răng sứ được cố định bởi răng thật hoặc implant nằm ở 2 bên khoảng trống răng đã mất gọi là răng trụ. Phương pháp này sẽ giúp bạn phục hồi chức năng nhai nhưng không thể tránh được tình trạng tiêu xương như implant.

  • Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình giúp bạn phục hồi chức năng nhai và là phương pháp tiết kiệm chi phí nhất. Phương pháp này sử dụng cách gắn răng giả lên một nền nhựa hoặc kim loại. Phương pháp này có thể tháo lắp dễ dàng vệ sinh, hàm giả sẽ giúp khôi phục thẩm mỹ, cải thiện khả năng nhai, cảm giác ăn uống sẽ thoải mái hơn. Phương pháp sử dụng hàm giả tháo lắp không thể cố định như phương pháp cầu răng sứ hoặc cấy implant vậy nên có thể bị dịch chuyển khi ăn hoặc nói. Hàm giả cũng sẽ không thể phòng tránh được hiện tượng tiêu xương và thay đổi cấu trúc khuôn mặt. 

Mất răng số 7 hàm trên không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn mà còn gây ra nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ. Hiểu rõ nguyên nhân mất răng cũng như tìm đúng cách khắc phục là giải pháp cần thiết giúp bạn duy trì hệ thống sức khỏe răng miệng. Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ hiểu được nguyên nhân, tác hại và chọn phương pháp phù hợp với tình trạng của mình. 

June, 05 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo