Quá trình lấy vôi răng như thế nào, cần lưu ý gì sau khi hoàn thành?

Quá trình lấy vôi răng như thế nào, cần lưu ý gì sau khi hoàn thành?

Quá trình lấy vôi răng sẽ giúp răng sạch và hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh về răng miệng. Đây là một trong những kỹ thuật mà mỗi nha sĩ đều phải thành thạo thực hiện để có thể làm việc tại phòng khám hoặc bệnh viện. Bài viết sau đây của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về quá trình lấy vôi răng để các kỹ thuật viên, nha sĩ có thể an tâm hơn khi thực hiện kỹ thuật này một cách chính xác, đúng chuẩn.

Tìm hiểu các bước của quy trình lấy vôi răng 

Khám răng

Bước đầu tiên trong quy trình lấy vôi răng chính là thăm khám răng. Đây cũng là bước bắt buộc. Các bác sĩ cần phải thăm khám tổng quát thì mới có được đánh giá cơ bản nhất về tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Với những trường hợp có mong muốn lấy vôi răng, các bác sĩ sẽ kiểm tra về mức độ vôi răng của người bệnh. Cụ thể các mức độ được chia như sau:

  • Mức độ 1: Bệnh nhân có vôi răng nhưng không quá nhiều.

  • Mức độ 2: Lớp vôi răng dày, nhiều và có thể lan xuống và che lấp hết phần chân răng.

  • Mức độ 3: Đây là những trường hợp mà lớp vôi răng đã quá dày đặc, thậm chí gây tụt lợi, viêm lợi,… Thông thường với những trường hợp này đã xuất hiện những triệu chứng của một số bệnh lý răng miệng phổ biến. Do đó, các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ hơn để xác định bệnh.

Vệ sinh răng

Khi đã thăm khám và xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh để làm sạch răng miệng cho người bệnh. Mục đích chính là tiêu diệt vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình thực hiện loại bỏ vôi răng cho người bệnh.

Lấy vôi răng

Đây là bước quan trọng trong quy trình lấy vôi răng. Khi lấy vôi răng, các bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm để tách các mảng bám khỏi chân răng mà không gây ảnh hưởng đến men răng. Trong quá trình lấy vôi răng, một số trường hợp có thể bị chảy máu. Nguyên nhân là vì lớp vôi quá dày và ăn sâu xuống chân răng, do đó có thể ảnh hưởng một chút đến lợi, khiến lợi bị tách ra và gây chảy máu. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên lo lắng vì sau khi răng được vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc đúng quy trình thì lợi sẽ phục hồi và bám vào răng như lúc đầu.

Lấy vôi răng không gây đau đớn. Nhưng đối với một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm, sẽ có cảm giác hơi ê buốt. Bác sĩ sẽ lấy vôi răng từ trong ra ngoài, lấy hàm dưới trước và tiếp đó đến hàm trên. Lớp vôi răng sẽ dần dần được loại bỏ.

Thực hiện đánh bóng răng

Sau khi lấy vôi răng, bệnh nhân sẽ được vệ sinh và đánh bóng cho răng. Loại thuốc này sẽ được dùng để xoa lên răng nhằm giúp cho răng của bạn trở nên nhẵn mịn và sáng hơn.

Vệ sinh răng miệng và hướng dẫn chăm sóc răng

Đây là bước cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng. Các bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh lại răng miệng cho người bệnh. Sau đó, sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số vấn đề chăm sóc răng cơ bản. Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý răng miệng, các bác sĩ sẽ có thể hẹn lịch tái khám để điều trị các bệnh về răng cho bệnh nhân. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ dặn dò kỹ lưỡng và cụ thể.

Những lưu ý sau khi thực hiện lấy vôi răng

Sau khi đã hoàn thành lấy vôi răng, người bệnh sẽ cảm nhận được sự sạch sẽ và thoáng mát của khoang miệng. Nhiều trường hợp, hàm răng còn bật tông rất rõ ràng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, dù bạn đã lấy vôi răng, thì các mảng bám trên răng vẫn có nguy cơ hình thành và vôi răng lại có thể xuất hiện. Do đó, lời khuyên cho bạn là thường xuyên vệ sinh răng miệng, lấy vôi răng định kỳ và khám sức khỏe răng 6 tháng/lần.

  • Nên đánh răng sau các bữa ăn, buổi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng sau khi thức dậy. Nên đánh răng ít nhất 3 phút và đúng kỹ thuật để đảm bảo răng sạch khuẩn.

  • Nên kết hợp chải răng với nước muối sinh lý.

  • Hạn chế ăn các loại bánh ngọt và các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nhất là vào các bữa muộn.

  • Tránh xa các chất kích thích gây hại cho răng, nhất là thuốc lá. Thuốc lá có chứa nhiều thành phần độc hại có thể tạo ra các mảng bám đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới men răng, khoang miệng, vòm họng và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Qua bài viết mà Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam đã chia sẻ trên về quá trình lấy vôi răng, chắc chắn các bạn đã có thêm thông tin cần thiết cho bản thân mình. Đây là một trong những việc làm đơn giản và phổ biến nhất của ngành nha khoa nên khi thực hiện cần đúng kỹ thuật và bảo đảm an toàn, tránh nhiễm khuẩn răng miệng về sau!

October, 25 2023
Gửi bình luận của bạn:
zalo