-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh gout theo y học cổ truyền là gì? Cách điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh gout ngày một tăng và họ cũng đối mặt với những lo lắng khi việc điều trị bệnh này không hề đơn giản và thường tái phát nhiều lần. Nhưng với y học cổ truyền thì khác, hiện nay rất nhiều người chọn điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền vì những hiệu quả rõ rệt và phương pháp an toàn của nó. Để hiểu hơn về bệnh gout theo y học cổ truyền, nguyên nhân và hướng điều trị bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam.
Bệnh gout theo y học cổ truyền là gì?
Theo Y học hiện đại, bệnh Gout là do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu. Điều này lâu dài sẽ gây lắng đọng các tinh thể muối urat natri ở các khớp và các mô trong cơ thể như thận, đường tiết niệu, xương, mô mềm và sụn khớp.
Bệnh thường gặp ở nam giới trung niên, tái phát nhiều đợt cấp và dần dần trở thành bệnh khớp mạn tính.
Theo Y học cổ truyền, Gout lần đầu được mô tả trong sách "Đan Khê Tâm Pháp" với tên gọi "Thống phong". Nguyên nhân là do ngoại tà xâm phạm vào cơ thể, làm bế tắc kinh lạc, khí huyết. Lâu ngày, tà khí tích tụ vào gân xương, tạng phủ, hoặc do cơ thể yếu, bệnh kéo dài khiến Can và Thận bị hư; hoặc do Tỳ Vị hư, kết hợp với chế độ ăn nhiều đạm, đồ béo ngọt và rượu bia, làm giảm chức năng vận hóa của Tỳ Vị, sinh ra đàm thấp gây tắc nghẽn.
Khí huyết và tân dịch tích tụ lâu ngày hóa thành đàm, đàm uất kết thành cục quanh khớp và dưới da.
Y học cổ truyền cho rằng thống phong thuộc chứng tý (đau) và chia thành hai thể bệnh trên lâm sàng:
1. Thể phong nhiệt tương đương với đợt cấp.
2. Thể đàm thấp ứ trệ tương đương với mạn tính.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout theo y học cổ truyền là gì?
Một số yếu tố góp phần dẫn đến sự hình thành của bệnh gout theo y học cổ truyền bao gồm:
- Khí huyết suy yếu: Phụ nữ sau sinh thường có khí huyết không đủ, hoặc do bẩm tố hư nhược, khiến cho các yếu tố ngoại tà dễ dàng xâm nhập sâu vào gân cốt và huyết mạch. Từ đó, bệnh gout có cơ hội bùng phát.
- Sức khỏe kém, môi trường sống không thuận lợi: Khi sức khỏe hư nhược, các yếu tố ngoại tà dễ dàng tấn công vào cơ thể gây bệnh. Tình trạng này cũng xảy ra ở những người sống trong môi trường ẩm thấp hoặc người bị phong hàn do đổ nhiều mồ hôi.
- Đàm huyết ứ trệ: Khí huyết trong cơ thể trì trệ, vận hành không thông sẽ gây ứ đàm. Khi yếu tố này kết hợp với ngoại tà, nó sẽ gây tắc nghẽn kinh lạc và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp, trong đó bao gồm cả bệnh gout.
Cách điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền
Điều trị bệnh gout bằng châm cứu y học cổ truyền
Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo để giúp khí huyết lưu thông, nhằm đạt được sự cân bằng năng lượng trong cơ thể. Phương pháp này có thể thay thế việc sử dụng thuốc, nhưng cần phải châm đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của thầy thuốc để có hiệu quả toàn diện. Thường mất từ 7 đến 10 ngày để thấy được tác dụng. Châm cứu không chỉ giúp điều trị bệnh gout mà còn tăng cường sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân.
Điều trị bệnh gout bằng phương pháp tập khí công y học cổ truyền
Luyện tập các bài khí công giúp cơ thể loại bỏ cặn bã, độc tố và khai thông khí huyết trên toàn cơ thể. Có bốn bài tập phổ biến để điều trị bệnh gout. Đầu tiên là kéo ép gối thở ra làm mềm bụng, tập liên tục 200 lần không chia làm nhiều lần, sau khi ăn 30 phút. Bài tập này kích thích chức năng thận co bóp, tống sỏi thận, thanh lọc máu và thận, tiêu phong. Thứ hai là vỗ tay 4 nhịp, tập 200 lần, mỗi ngày 3 lần để khai thông khí huyết đến các khớp ngón tay và bàn tay. Thứ ba là dậm chân phía trước, phía sau, tập 10 phút, nhằm thông khí huyết đến khớp ngón chân và bàn chân. Cuối cùng là cúi ngửa 4 nhịp, tập 20 lần, ngăn chặn đường trong máu làm hại các khớp xương. Phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, có sức khỏe tốt, và có thời gian luyện tập theo đúng chỉ định.
Tự xoa bóp, ấn huyệt đạo tại nhà để điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền
Bệnh nhân có thể tự xoa bóp, ấn huyệt tại nhà giống như cách mát xa cho các vùng xương khớp hay các cơ quan bị tổn thương, giúp giải phóng khí bị ứ trệ tại các huyệt đạo, hỗ trợ điều trị bệnh gout. Cách thực hiện bao gồm xoa hai bàn tay cho nóng, ôm đầu gối bên trái trước, xoa lên xuống từ 3 đến 5 phút. Sau đó, dùng 2 ngón trỏ chà xát nửa vòng tròn phía dưới đầu gối, còn 2 ngón cái chà xát nửa vòng tròn phía trên đầu gối, tạo thành vòng tròn xoa bóp khớp gối. Tuần đầu, xoa bóp mỗi bên đầu gối từ 5 đến 7 phút, tổng cộng 10 đến 15 phút cho cả hai bên. Sau đó, xoa bóp 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Có bốn huyệt lớn ở khớp gối và khuỷu chân gồm Dương lăng tuyền, Độc tỵ, Ủy trung và Côn lôn. Về cách xoa bóp và ấn huyệt, nên tham khảo thêm ý kiến của thầy chuyên về bấm huyệt trong bệnh viện hoặc phòng khám y học cổ truyền.
Bệnh gout theo tây y và y học cổ truyền đều có góc nhìn khác nhau và phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, khi hiểu được nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh này và có hướng điều trị đúng đắn theo y học cổ truyền thì bệnh này có thể khắc phục và được thuyên giảm rõ rệt. hy vọng những chia sẻ trên đây về bệnh gout theo y họ cổ truyền sẽ hữu ích cho các bạn quan tâm!
>>> Bài viết liên quan:
July, 01 2024