-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phương pháp y học cổ truyền khác gì y học hiện đại? Các phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền
Dù Y học phương Tây đã phát triển vượt bậc trên toàn thế giới, nhưng những giá trị tinh hoa mà Y học cổ truyền để lại vẫn vô cùng quý báu. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp y học cổ truyền khác gì với y học hiện đại và phương pháp điều trị của Y học cổ truyền trong bài viết dưới đây của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam để thấy được lợi ích của phương pháp này nhé!
Phương pháp y học cổ truyền khác gì y học hiện đại?
Hiện nay, mọi người đã quá quen thuộc với các phương pháp thăm khám và kiểm tra sức khỏe của Y học phương Tây như siêu âm, nội soi, xét nghiệm và X-quang. Trong khi đó, phương pháp Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh dựa trên ngoại quan tứ chẩn. Tứ chẩn bao gồm bốn phương pháp chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng của Y học cổ truyền:
- Vọng chẩn: Phương pháp y học cổ truyền này nhận biết và xác định bệnh qua việc tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện sống và những biểu hiện bên ngoài của bệnh. Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ quan sát các bộ phận cơ thể như mắt, lưỡi, miệng... để nắm được tình hình bệnh bên trong.
- 2. Văn chẩn: Phương pháp y học cổ truyền này chẩn đoán bệnh qua âm thanh do người bệnh cung cấp, bao gồm tiếng ho, tiếng thở, tiếng rên... Bác sĩ sẽ chú ý đến tính chất của các âm thanh này để xác định tình trạng bệnh.
- Vấn chẩn: Vấn chẩn dựa vào việc thu thập thông tin về thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, bao gồm tâm sinh lý, chế độ ăn uống... Đây là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ nắm được thông tin tiền sử và diễn biến của bệnh từ lúc khởi phát đến khi thăm khám, để hoàn thiện chẩn đoán.
- Thiết chẩn: Phương pháp y học cổ truyền này sử dụng dụng cụ hỗ trợ và cảm nhận của bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ sờ nắn để kiểm tra các vị trí và tính chất của bệnh, bao gồm da, thịt, bụng, tay chân và bắt mạch.
Ngoài tứ chẩn, phương pháp Y học cổ truyền chẩn đoán hiện nay còn kết hợp các phương pháp cận lâm sàng của Y học hiện đại như xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm máu. Sự kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả lâu dài và ít tác dụng phụ.
Các phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền
Phương pháp chữa bệnh trong Y học cổ truyền bao gồm 3 phương pháp chính: châm cứu, dùng thuốc uống, và xoa bóp.
- Châm cứu: Châm cứu yêu cầu bác sĩ Y học cổ truyền phải hiểu rõ hệ thống huyệt và kinh mạch trên cơ thể con người, vì huyệt, kinh mạch và phủ tạng có liên kết mật thiết với nhau. Tùy thuộc vào từng bộ phận gặp vấn đề, bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt tương ứng để điều trị bệnh.
- Thuốc uống: Trong Y học cổ truyền hiện nay, có hai loại thuốc chủ yếu là thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Nam được nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong khi đó, thuốc Bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc, được điều chỉnh và phát triển để phù hợp với người Việt.
- Xoa bóp: Tương tự như châm cứu, nhưng bác sĩ Y học cổ truyền sẽ dùng tay để xoa bóp các huyệt đạo trên cơ thể người bệnh thay vì sử dụng kim châm. Tuy nhiên, phương pháp này không có tính chuẩn xác cao như châm cứu, nên thường được áp dụng cho các vấn đề sức khỏe bên ngoài cơ thể bệnh nhân.
Lợi ích của các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, y học hiện đại với nhiều máy móc và trang thiết bị tiên tiến có khả năng chẩn đoán chính xác và điều trị nhanh chóng các trường hợp cấp cứu. Trong khi đó, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền có thể giúp phục hồi chức năng cho những trường hợp mang di chứng như tai biến mạch máu não, viêm đau khớp, tiểu đường, hoặc các bệnh mãn tính. Chính vì vậy, trong thời đại mà y học phát triển vượt bậc như hiện nay, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền vẫn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Y học cổ truyền là phương pháp điều trị bệnh dựa trên kiến thức và kinh nghiệm được lưu truyền từ xa xưa, bao gồm hai phương pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc.
- Dùng thuốc: Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên. Dược phẩm Đông y có lợi thế là ít gây phản ứng phụ, cho phép bệnh nhân điều trị lâu dài mà vẫn an tâm.
- Không dùng thuốc: Bao gồm các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, và tập dưỡng sinh.
Lợi ích rõ ràng nhất từ phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền là những bệnh nhân đã qua điều trị bằng y học hiện đại sau đó có thể tiếp tục điều trị bằng y học cổ truyền để đạt hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, một bệnh nhân sau phẫu thuật mắc chứng bí tiểu, nếu dùng thuốc tân dược không hiệu quả, thì chỉ cần vài lần châm cứu là có thể trở lại bình thường. Hay trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não để lại di chứng liệt người, chữa trị bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp sẽ giúp người bệnh dần phục hồi chức năng.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm khớp, mất ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp... khi điều trị theo phương pháp y học cổ truyền sẽ có tác dụng toàn diện và hầu như không gây phản ứng phụ.
Những lợi ích của phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền ngày càng được khẳng định rõ ràng trong nền y học hiện đại. Vì vậy, đây trở thành phương pháp điều trị được phổ biến và được sử dụng rộng rãi song song với Tây y để điều trị những bệnh y học hiện đại không thể điều trị triệt để. Với đà phát triển hiện tại, phương pháp y học cổ truyền sẽ còn được tin tưởng và sử dụng phổ biến hơn trong thời gian sắp tới!
>>> Bài viết liên quan:
-
Lợi ích của bấm huyệt y học cổ truyền, bấm huyệt y học cổ truyền TP HCM ở đâu thì tốt?
-
Xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền có tác dụng gì? Y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt như thế nào?
July, 01 2024