Xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền có tác dụng gì? Y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt như thế nào?

Xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền ngày càng được sử dụng rộng rãi không chỉ như một phương pháp chữa bệnh hiệu quả mà còn trở thành dịch vụ dành cho người không bệnh tật cũng có thể trải nghiệm thư giãn. Để hiểu rõ hơn xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền có tác dụng gì và trong y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt được thực hiện như thế nào, hãy cùng theo dõi những chia sẻ của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam dưới đây nhé!

Thế nào là xoa bóp y học cổ truyền?

Xoa bóp là một phương pháp sử dụng tay hoặc các dụng cụ chuyên dụng để tác động lực từ bên ngoài cơ thể. Qua đó, các cơ, dây chằng và mô mềm sẽ được kích thích nhằm mục đích thư giãn hoặc chữa bệnh.

Bấm huyệt, một phương pháp dựa trên quan niệm về “khí” của người Trung Quốc, được sử dụng khi dòng năng lượng trong cơ thể con người mất cân bằng. Người ta dùng đầu ngón tay hoặc kim để tác động lên các huyệt đạo, giúp ổn định năng lượng trong cơ thể và mang lại những thay đổi đáng kể.

Trong Y học cổ truyền, xoa bóp và bấm huyệt thường được sử dụng cùng nhau. Phương pháp này đã được áp dụng hàng ngàn năm trong nền Y học Á Đông. Nhờ những hiệu quả mang lại, phương pháp này vẫn được nhiều người tin tưởng và lựa chọn để điều trị bệnh.

Xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền có tác dụng gì?

Xoa bóp bấm huyệt  y học cổ truyền không chỉ hiệu quả trong điều trị các bệnh cơ xương khớp mà còn có tác dụng đối với nhiều bệnh khác như đau cổ - vai - gáy, mất ngủ, đau nửa đầu, tê chân và táo bón. Đối với các bệnh đau nhức xương khớp, việc kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu tạo ra các kích thích vật lý tại chỗ trên da, cơ, thần kinh và mạch máu, giúp giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết. Xoa bóp tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp tăng cường dinh dưỡng, giảm đau và hạn chế quá trình thoái hóa xương khớp.

Trong điều trị mất ngủ, y học cổ truyền mô tả xoa bóp bấm huyệt như các thao tác xoa nắn các mô cơ thể một cách khoa học, tác động lên hệ thần kinh, cơ và tuần hoàn tổng thể. Điều này giúp giảm triệu chứng cứng cơ ở cổ, vai và bụng, mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn cơ bắp, và giúp dễ ngủ hơn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt còn giúp giảm tê cứng chân, tay và kích thích nhu động ruột đúng cách, cải thiện tuần hoàn và giảm tình trạng táo bón.

Tuy nhiên, việc xoa bóp và bấm huyệt cần phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một lần xoa bóp, người bệnh cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, phương pháp này cần được điều chỉnh lại. Đối với mạch máu, xoa bóp giúp giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, chống viêm, giảm phù nề và tăng cường trao đổi chất. Đối với cơ xương khớp, xoa bóp giúp giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng, tăng tính linh hoạt của khớp, giảm khả năng bị chấn thương và cải thiện tư thế.

Xoa bóp y học cổ truyền còn kích thích tăng cường hệ miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Khi tác động lên các thụ cảm thần kinh dưới da, xoa bóp tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh, giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau và điều hòa chức năng nội tạng. Đồng thời, nó tăng cường nhu động dạ dày và ruột, cải thiện chức năng tiêu hoá, làm da bóng đẹp và tăng cường chức năng bảo vệ của da.

Y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt được thực hiện như thế nào?

Sau khi hoàn thành các bước chẩn đoán và nắm được bệnh trạng, thầy thuốc y học cổ truyền sẽ sẽ tiến hành xoa bóp bấm huyệt sao cho đúng cách nhất. Dưới đây là những thủ thuật cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

  • Thao tác xát: Dùng cả bàn tay trượt ấn nhẹ theo đường thẳng trên da của người bệnh.
  • Thao tác xoa: Bàn tay thầy thuốc đặt nghiêng lên da bệnh nhân, xoa tròn và tập trung khu trú vùng bị đau.
  • Thao tác bóp: Sử dụng các ngón tay bóp cơ hoặc gân, có thể bóp bằng 2, 3, 4 hoặc cả 5 ngón tay với lực vừa đủ.
  • Thao tác day: Dùng cổ tay ấn và đẩy tiến đẩy lùi trên da người bệnh.
  • Động tác gõ: Sử dụng đầu ngón tay gõ nhẹ trên da bệnh nhân.
  • Thao tác cào: Sử dụng các đầu ngón tay cào trên mặt da (móng tay không được chạm da), gọi là động tác xát trên diện hẹp.
  • Thao tác vuốt: Dùng vân ngón tay vuốt nhẹ nhàng và chậm đều trên da bệnh nhân.
  • Thao tác ấn: Sử dụng vân ngón cái hoặc cổ tay gập, cổ tay duỗi để ấn vào vị trí huyệt hoặc những vùng đau, với cường độ tăng dần từ nông cho đến sâu.
  • Thao tác miết: Sử dụng vân ngón tay miết chặt vào da người bệnh theo đường thẳng hoặc sang bên, tay người thực hiện di động, trượt lên da bệnh nhân, ấn sâu và kéo căng da. Thủ thuật miết được sử dụng trên toàn thân.
  • Thao tác phân: Sử dụng ngón tay từ cùng một chỗ rẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau, tay người thực hiện có thể dính vào và trượt trên da người bệnh. Thường được sử dụng ở đầu, mặt, bụng, ngực và lưng.
  • Thao tác hợp: Sử dụng vân các ngón tay từ hai phía khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một nơi trên da người bệnh. Thao tác này thường được sử dụng ở đầu, mặt, bụng, ngực và lưng.
  • Thao tác cuộn: Sử dụng đốt 2 ngón tay cái, đốt 3 ngón trỏ và ngón giữa kẹp và kéo da người bệnh lên. Ngón cái đẩy ngón 2 và 3 kéo liên tiếp làm vùng da luôn cuộn ở giữa các ngón tay thầy thuốc. Thao tác thường dùng ở bụng, trán và lưng.
  • Thao tác bấm: Sử dụng đầu ngón tay cái hoặc khuỷu tay để bấm hoặc ấn thẳng góc với mặt da. Bấm là động tác chính của bấm huyệt, bao gồm bấm đơn, bấm kép, bấm bật và bấm móc.
  • Thao tác đấm: Người thực hiện nắm tay tự nhiên và đấm nhẹ tại chỗ nhiều cơ.
  • Thao tác chặt: Duỗi thẳng bàn tay và sử dụng cạnh ngoài chặt vào da người bệnh.
  • Thao tác giật: Sử dụng ngón cái, đốt thứ 2 và 3 của ngón trỏ kẹp chặt vào da hoặc tóc người bệnh, kéo lên đột ngột và thường phát ra tiếng kêu. Thao tác này áp dụng tại các vùng xương sát da, tổ chức liên kết lỏng lẻo như cột sống, trán, tai, đầu và khớp cổ chân.

Có thể thấy, xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền có rất nhiều tác dụng khác nhau trong điều trị các bệnh về xương khớp, đau nhức hoặc các bệnh không rõ nguyên nhân mà tây y phải bó tay. Biết được cách y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt như thế nào có thể giúp chúng ta tự thực hiện tại nhà ở mức đơn giản để thư giãn, giảm đau mỏi cho người thân hiệu quả nên hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này mà không phải lo lắng quá nhiều như việc dùng các loại thuốc điều trị ảnh hưởng tới cơ thể.

>>> Bài viết liên quan:

 

June, 20 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo