Niềng răng hàm dưới và hàm trên mất bao lâu? Mất răng hàm có niềng răng được không?

Niềng răng hàm dưới và hàm trên mất bao lâu? Mất răng hàm có niềng răng được không?

Niềng răng hàm dưới hoặc niềng răng hàm trên là giải pháp cải thiện thẩm mỹ cho các trường hợp răng bị móm, khấp khểnh, lệch lạc,... Những khuyết điểm này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng dù là nguyên nhân nào, chúng đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt và gây mất tự tin khi giao tiếp. Nhiều người thường lo lắng rằng liệu có thể chỉ niềng răng hàm dưới hoặc chỉ niềng răng hàm trên được không, khi mất răng hàm có niềng răng được không? Hãy cùng Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Niềng răng hàm dưới mất bao lâu?

Niềng răng hàm dưới mất bao lâu? Điều này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và các giai đoạn điều trị của bạn. Thời gian niềng răng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng răng, và loại dụng cụ niềng răng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu niềng răng đúng kỹ thuật, thời gian niềng răng hàm dưới thường kéo dài khoảng 2-3 năm.

Thời gian niềng răng của mỗi người có thể khác nhau do nhiều yếu tố:

  • Tình trạng răng ban đầu: Nếu răng bị lệch lạc nhiều, móm, hoặc có các vấn đề lớn về cấu trúc, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn so với những trường hợp nhẹ hơn. Người trưởng thành thường mất nhiều thời gian hơn so với trẻ em.
  • Phương pháp niềng răng: Niềng răng mắc cài kim loại thường nhanh hơn so với các phương pháp hiện đại như niềng răng mặt lưỡi hay niềng răng Invisalign.
  • Phác đồ điều trị của mỗi người: Thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe nướu và xương hàm. Trong một số trường hợp, cần phải thực hiện các bước chuẩn bị trước khi niềng răng để đảm bảo rằng răng có thể được điều chỉnh hiệu quả. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sau khi thăm khám.

Vì vậy, để biết chính xác thời gian niềng răng hàm dưới, bạn nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ tình trạng cụ thể của răng và nhận lộ trình điều trị phù hợp.

Niềng răng hàm trên mất bao lâu

Thông thường, niềng răng sẽ được thực hiện trên cả hai hàm để đảm bảo hiệu quả nắn chỉnh răng và khớp cắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể áp dụng chỉ niềng răng hàm trên trong các trường hợp:

  • Sai lệch răng chỉ xảy ra chỉ ở hàm trên, như các tình huống răng hô nhẹ, móm nhẹ, khấp khểnh nhẹ, khớp cắn không bị sai, răng vẫn ngắn và đều nhau.
  • Răng thưa, xuất hiện nhiều kẽ hở ở hàm trên.
  • Khớp cắn bị sai lệch hàm trên gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai.

Để xác định tình trạng răng và biết liệu bạn có thể niềng răng hàm trên không, bạn nên đến trực tiếp các phòng khám nha khoa để thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn sẽ giúp bạn đưa ra chẩn đoán và biện pháp trị liệu phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu.

Thời gian niềng răng hàm trên mất bao lâu tùy thuộc vào mức độ sai lệch răng, loại khí cụ bạn chọn và độ tuổi niềng răng. Nếu quá trình niềng răng hàm trên được thực hiện đúng kỹ thuật, thời gian điều trị thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng để răng trở về vị trí đúng.

Mất răng hàm có niềng răng được không?

Khi đối mặt với câu hỏi "Mất răng hàm có niềng răng được không?", câu trả lời là có. Trường hợp mất răng hoặc thiếu răng vẫn có thể niềng răng bằng cách sử dụng mắc cài để kéo các răng lại với nhau. Tuy nhiên, nếu không thể kéo răng về vị trí mong muốn, răng bị mất cần được trồng lại bằng implant hoặc làm cầu răng sứ kết hợp với quá trình niềng răng. Vì vậy, bạn nên lưu tâm sớm đến vấn đề này nếu gặp phải tình trạng thiếu răng hay mất răng.

Để niềng răng, bạn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau:

  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng trong suốt Invisalign

Các mắc cài hoặc khay niềng sẽ được gắn lên răng để tạo lực kéo các răng về gần nhau. Trong trường hợp mất răng, đây là một tình huống đặc biệt. Bác sĩ sẽ gắn khí cụ định hình hàm vào các răng kế cận răng mất để ngăn chặn việc răng bị xô lệch về phía khoảng trống. Điều này nhằm mục đích đóng vùng trống chỗ răng bị mất, giúp các răng khác dịch chuyển thuận lợi hơn.

Nếu khoảng trống của răng mất quá lớn, và các răng còn lại cũng bị hô, móm hay lệch lạc, mục đích của việc gắn mắc cài là để duy trì khoảng trống đủ lớn cho việc phục hồi răng sau này. Sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn có thể tiến hành trồng lại chiếc răng bị mất.

Để răng được phục hồi cấu trúc hoàn thiện như ban đầu, bạn nên áp dụng các phương pháp phục hình răng sau khi niềng, chẳng hạn như làm cầu răng hoặc cấy ghép răng implant.

Mỗi trường hợp cụ thể sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Đừng quá lo lắng về việc mất răng có niềng được không, mà hãy tìm đến một nha khoa uy tín để thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ về giải pháp tối ưu nhất cho tình trạng của bạn.

Với những thông tin trên, chắc các bạn mong muốn niềng răng gặp phải những trường hợp đặc biệt đã có thể biết rõ hơn về niềng răng hàm mặt. Các câu hỏi về niềng răng hàm trên mất bao lâu, niềng răng hàm dưới mất bao lâu, mất răng hàm có niềng răng được không là những vấn đề nhiều người lo ngại, hi vọng bài viết đã giúp ích bạn phần nào!

>>> Bài viết liên quan:

 

 

May, 22 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo