Tác hại của việc mất răng hàm lâu năm thế nào? Mất 2 răng hàm, mất răng toàn hàm ra sao?

Dù mất 1 hay nhiều răng hàm thì cơ xương hàm của chúng ta đều bị ảnh hưởng làm thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp sẽ rất khác nhau. Chúng ta cần phải biết mất răng hàm lâu năm sẽ có những tác động thế nào, mất 2 răng hàm hay mất răng toàn hàm có thể gây ra hậu quả gì để trong những trường hợp đó có phương án khắc phục sớm nhất!

Tác hại của việc mất răng hàm như thế nào?

Khi bị mất một hoặc nhiều răng hàm, nếu không được phục hình sớm, có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi và tiêu xương hàm. Mất răng hàm khiến các răng xung quanh mất đi sự nâng đỡ, từ đó gây áp lực lớn lên quai hàm, làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, và nhức mỏi vai gáy. Vì vậy, nếu bị mất răng hàm, bạn nên đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn kỹ về tình trạng răng của mình.

Mất 2 răng hàm và mất răng toàn hàm có sao không?

Mất 2 răng hàm ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng mất 2 răng hàm khá phổ biến ở người trung niên do nhiều nguyên nhân như vệ sinh kém, tuổi tác, chấn thương, tai nạn, và bệnh lý răng miệng. Mặc dù mất răng hàm không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng răng hàm có vai trò quan trọng trong sức khỏe và cấu trúc hàm. Khi mất 2 răng hàm, khả năng ăn nhai của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Về lâu dài, tình trạng mất 2 răng hàm có thể gây ra một số vấn đề như sau:

  • Mất 2 răng hàm khiến thức ăn không được nhai kỹ, gây áp lực cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, lâu ngày có thể dẫn đến viêm và đau dạ dày.

  • Răng hàm bị mất lâu ngày sẽ tạo thành khoảng trống khiến các răng xung quanh bị nghiêng đổ, sai khớp cắn, gây đau và mỏi hàm.
  • Mất 2 răng hàm có thể khiến người bệnh dễ mắc các bệnh lý răng miệng. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến viêm nướu và tủy răng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ trong vòm miệng, lợi bị sưng, và có thể chảy máu chân răng.
  • Mất 2 răng hàm làm giảm lực ăn nhai, xương hàm có hiện tượng bị tiêu do các răng xung quanh mất đi sự nâng đỡ. Răng hàm ở phía đối diện có thể bị trồi lên, gây lệch khớp cắn.

Mất răng toàn hàm có sao không?

Răng có vai trò rất quan trọng, không chỉ liên quan đến khả năng ăn uống mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ trên gương mặt. Vì thế, nếu bị mất răng toàn hàm, khả năng ăn uống, tiêu hóa và thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng lớn. Không chỉ vậy, mất răng còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Khả năng ăn uống, tiêu hóa: Khi mất toàn bộ hàm răng, người bệnh không thể nhai và nghiền nát thức ăn bình thường. Thức ăn đi xuống dạ dày gần như còn nguyên, khiến dạ dày phải hoạt động quá tải, có thể gây đầy hơi và khó tiêu.
  • Tiêu xương hàm: Nếu để răng bị mất lâu năm mà không khắc phục, tình trạng tiêu xương hàm sẽ xảy ra. Không chỉ răng mà cả nướu cũng sẽ bị mất. Do không có lực tác động trong thời gian dài, xương hàm sẽ bị tiêu biến, gây ra các biến chứng nguy hiểm như lệch khớp cắn, móm răng, méo miệng. Khi đó, việc can thiệp điều trị sẽ rất vất vả và tốn kém.
  • Già trước tuổi, mất đi tính thẩm mỹ: Thiếu răng làm mất tính thẩm mỹ của gương mặt. Người bệnh sẽ trở nên tự ti trong giao tiếp bởi nụ cười không còn hoàn hảo. Cấu trúc da và xương mặt cũng bị thay đổi do da và cơ chùng xuống, tình trạng lão hóa đến sớm hơn, khiến gương mặt già đi trước tuổi.

Có thể thấy, mất răng tác động rất xấu đến sức khỏe tổng thể và thẩm mỹ, ngoại hình của người bệnh. Do đó, khi gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến răng miệng, người bệnh hãy nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Những ảnh hưởng khi bị mất răng hàm lâu năm

1. Suy giảm chức năng ăn nhai gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Ăn nhai được xem là tuyến đầu của hệ tiêu hóa. Người bị mất răng sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống do các khoảng trống từ việc mất răng gây ra, làm cho thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày. Thức ăn thô sẽ khó tiêu hóa, dịch vị dạ dày buộc phải tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày phải hoạt động hết công suất để co bóp, nhào trộn mới chuyển hóa được hết chất dinh dưỡng. Thời gian tiêu hóa của người mất răng và lệch khớp cắn sẽ dài hơn do dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Lâu dài, dạ dày sẽ bị quá tải khi phải làm việc liên tục, dẫn đến tổn thương và đau bao tử. Cơ thể cũng ngày càng suy yếu khi không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, đặc biệt là ở người trung niên hoặc cao tuổi, gây suy nhược, mệt mỏi và chán ăn, dẫn đến sụt cân, lão hóa và làm việc kém hiệu quả.

2. Mất răng hàm gây tình trạng hóp má và lão hóa sớm

Khi không còn răng để ăn nhai, xương hàm không được kích thích phát triển, dẫn đến tiêu biến xương hàm, khiến nhiều răng lung lay và có thể mất răng toàn hàm. Tiêu xương hàm lâu dài khiến vùng má hóp vào, da nhăn nheo, chảy xệ, làm cho khuôn mặt già trước tuổi. Người bị mất răng hàm thường có khuôn mặt hô do hai má hóp lại.

3. Khiến các răng chắc khỏe bị xô lệch, gây mất thêm răng

Mất răng hàm dưới hay hàm trên tạo ra những khoảng trống trên cung hàm. Theo thời gian, răng xung quanh mất đi chỗ dựa, xô lệch và nghiêng về phía khoảng trống mất răng. Răng đối đỉnh không được nâng đỡ cũng bị trồi lên hoặc tụt xuống. Những chiếc răng xô lệch này có nguy cơ lung lay và phải nhổ bỏ, làm lệch khớp cắn.

4. Phát âm không chính xác  

Mất răng, đặc biệt là mất răng cửa, khiến khó phát âm chính xác từng chữ, dễ dẫn đến nói ngọng.

5. Dây thần kinh bị ảnh hưởng gây loạn khớp thái dương hàm

Răng không chỉ có chức năng ăn nhai mà còn kiểm soát cảm giác và vận động của các cơ mặt thông qua dây thần kinh. Khi mất một hoặc nhiều răng hàm, hàm răng bị lệch lạc, thưa hoặc mất răng dẫn đến sai khớp cắn, tình trạng tiêu xương hàm kéo dài. Dây thần kinh nằm gần niêm mạc hơn, gây loạn năng khớp thái dương hàm, dẫn đến đau đầu, đau vùng thái dương và các cơ vùng cổ-vai-gáy.

6. Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày

Mất răng hàm dưới hoặc hàm trên gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm cơ thể suy yếu và tinh thần mệt mỏi, không thể tập trung làm việc. Bên cạnh đó, mất răng còn làm biến dạng khuôn mặt, mất cân đối, khiến mất tự tin khi giao tiếp với mọi người.

Với những chia sẻ trên của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam về tác hại của mất răng hàm lâu năm, mất 2 răng hàm và mất răng toàn hàm, hi vọng bạn đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của mỗi vấn đề. Nếu gặp phải một trong những trường hợp trên hãy có phương án khắc phục càng sớm càng tốt để gương mặt bạn không bị ảnh hưởng nhé!

>>> Bài viết liên quan:

June, 29 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo