-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bị mất răng hàm phải làm sao? Mất răng hàm có bị hóp má và có niềng được không?
Hàm răng đối với mỗi người vừa có chức năng ăn, nhai nhưng cũng một phần quyết định thẩm mỹ khuôn mặt. Đặc biệt là răng hàm có ảnh hưởng đến khing xương hàm nên có nhiều người lo lắng khi không may mất răng hàm có sao không và họ cần làm gì. Khi bị mất răng hàm có bị hóp má không và có thể cải thiện bằng cách niềng răng không, hãy cùng Trường Trung cấp y khoa Việt Nam đi tìm câu trả lời nhé!
Mất răng hàm có sao không?
Khi bị mất răng hàm rồi nhiều người rất lo lắng liệu mất răng hàm có sao không? Hậu quả của việc mất răng hàm có thể ảnh hưởng những vấn đề sau:
- Giảm chức năng ăn nhai: Mất răng làm giảm khả năng nghiền thức ăn, dễ gây đau dạ dày và mất thú vui ăn uống.
- Xô lệch răng và sai khớp cắn: Răng còn lại bị xô lệch, khớp cắn rối loạn, gây đau nhức khi nhai và ảnh hưởng thẩm mỹ.
- Tiêu xương ổ răng: Xương hàm tiêu đi, gây hóp má, da chảy xệ, làm khuôn mặt già đi và gây khó khăn trong việc phục hình răng.
- Đau đầu, cổ vai: Mất răng làm hàm mất cân bằng, gây đau đầu, cổ và vai.
- Phát âm không chính xác: Mất răng gây khó khăn trong việc phát âm chuẩn, đặc biệt là răng cửa.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ và giao tiếp: Mất răng làm giảm thẩm mỹ, thay đổi phát âm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Gây ảnh hưởng tới sức khỏe chung: Giảm hiệu suất nhai dẫn đến thiếu vitamin và táo bón.
- Ảnh hưởng tới tâm lý: Lo lắng và tự ti khi mất răng ở vị trí dễ thấy.
Mất răng hàm phải làm sao thì tốt nhất?
Khi mất răng hàm phải làm sao để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe? Bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục sau để hạn chế nguy cơ biến chứng:
Làm hàm giả tháo lắp:
- Ưu điểm: Dễ vệ sinh, phù hợp với người cao tuổi và những người mất nhiều răng.
- Nhược điểm: Khả năng nhai yếu, dễ bị cong lệch, không ngăn được tiêu xương, dễ rơi khi sử dụng lâu ngày.
Làm cầu răng sứ:
- Ưu điểm: Khả năng nhai tốt, tuổi thọ cao, thẩm mỹ tự nhiên hơn so với hàm giả tháo lắp.
- Nhược điểm: Khó làm sạch răng dưới cầu răng, không ngăn được tiêu xương, dễ sứt mẻ khi ăn nhai đồ cứng, yêu cầu răng lân cận chắc khỏe.
Cấy ghép Implant:
- Ưu điểm: Tuổi thọ dài, phục hồi chức năng nhai tốt gần như răng thật, thẩm mỹ cao, không ảnh hưởng đến răng lân cận, hạn chế tiêu xương.
- Nhược điểm: Là phương pháp phẫu thuật nên có thể gây ra một vài biến chứng, chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.
Mất răng hàm có bị hóp má không?
Nhiều người thường chủ quan khi bị mất răng hàm vì cho rằng nó không ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và vẫn có các răng khác để ăn nhai. Tuy nhiên, mất răng hàm khiến xương hàm ở vị trí đó dần tiêu biến do không còn lực nhai tác động, dẫn đến má bị hóp lại và khuôn mặt trông già hơn.
Do đó, khi được hỏi “Mất răng hàm có bị hóp má không?”, câu trả lời là “Có”. Vì vậy, những ai bị mất răng hàm nên chủ động thăm khám bác sĩ sớm để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.
Mất răng hàm có niềng được không?
Nhiều người lo ngại về khả năng niềng răng khi bị mất răng. Tuy nhiên, với tiến bộ trong nha khoa, việc niềng răng khi mất răng vẫn khả thi và thậm chí có thể thuận lợi hơn cho quá trình dịch chuyển răng. Người bị mất răng có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau để niềng răng:
Niềng răng bằng mắc cài:
- Quy trình: Nha sĩ gắn mắc cài trực tiếp lên bề mặt răng, có thể sử dụng thêm khí cụ như thun niềng răng hay minivis. Khí cụ định hình hàm sẽ lấp vào chỗ răng bị mất để ngăn răng xô lệch.
- Lợi ích: Giúp răng dịch chuyển đúng vị trí mong muốn, có thể duy trì khoảng trống đủ cho việc phục hồi răng sau này.
- Sau khi niềng răng: Có thể tiến hành trồng răng giả thay thế cho răng bị mất.
- Thời gian: Gắn mắc cài diễn ra trong vài giờ và không đau nếu nha sĩ có chuyên môn cao.
Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt):
- Quy trình: Sử dụng khay niềng trong suốt đã được chế tác theo hàm răng của người bệnh.
- Lợi ích: Đơn giản và thẩm mỹ hơn, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.
Vậy là bạn đã biết mất răng hàm có thể gây ra những hậu quả gì, khi mất răng hàm phải làm sao và nó có gây hóp má hay không rồi phải không? Khi chẳng may gặp phải vấn đề này, bạn hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để phục hình lại hàm răng và niềng răng nếu muốn nhé!
>>> Bài viết liên quan:
-
Mòn mặt nhai răng hàm có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị răng hàm bị mòn mặt nhai
-
Nếu bị mất 1 cái răng hàm có sao không? Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
June, 11 2024