Tìm hiểu về phục hình răng cố định, phục hình răng tháo lắp và labo phục hình răng

Khi ngành dịch vụ nha khoa và thẩm mỹ răng ngày càng phát triển thì việc các bạn trẻ tìm hiểu và muốn đi theo ngành này cũng gia tăng. Nếu bạn muốn trở thành một kỹ thuật viên phục hình răng hay một nha sĩ thì những câu hỏi ban đầu về phục hình răng là gì, các loại phục hình răng cố định, phục hình răng tháo lắp và labo phục hình răng là gì sẽ khiến bạn đặt câu hỏi. Để giúp bạn hiểu sâu hơn ngành này và những nội dung này thì bạn có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam!

Phục hình răng là gì?

Phục hình răng là quá trình khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bị tổn thương nhằm tái tạo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Kỹ thuật này giúp khắc phục các khuyết điểm, mang lại hình dáng và màu sắc tự nhiên như ban đầu, đồng thời cải thiện sức khỏe của răng.

Phục hình răng là một nhánh của chuyên khoa Răng Hàm Mặt, tập trung vào việc thay thế răng bị mất bằng hàm răng giả hoặc các phương pháp làm răng nhân tạo khác. Ngoài ra, nó còn liên quan đến việc tái cấu trúc các khiếm khuyết răng miệng, như thiếu bộ phận của răng và các vấn đề về cấu trúc của xương hàm và xương răng.

Phục hình răng được áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Mất răng (mất 1 hoặc nhiều răng, hoặc mất răng toàn hàm).
  • Răng bị tổn thương như gãy vỡ, mẻ răng.
  • Răng mắc bệnh lý răng miệng cần phục hình để bảo vệ và đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ như sâu răng, viêm tủy, mòn men răng, thiểu sản men răng.
  • Răng có các khuyết điểm về thẩm mỹ như răng thưa, răng khấp khểnh, hô vẩu, móm nhẹ mà bệnh nhân không có điều kiện hoặc không muốn chỉnh nha.

Phục hình răng cố định

Phục hình cố định thông qua cấy ghép Implant là một trong những kỹ thuật tiên tiến và tối ưu nhất để thay thế răng mất, dù là toàn bộ hay một số răng. Trong quá trình này, trụ Implant được cấy vào xương hàm, tương tự như chân răng tự nhiên. Quá trình này giúp tái tạo chân răng và cung cấp nền tảng vững chắc cho việc đặt răng sứ.

Khi thực hiện cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào vị trí của răng đã mất. Sau đó, mão răng sứ sẽ được đặt lên trụ Implant để thay thế phần thân răng đã mất. Đặc biệt, kỹ thuật này không gây tổn thương cho các răng lân cận, vì không cần phải mài chúng.

Cấy ghép Implant đòi hỏi kỹ thuật chuyên biệt và bác sĩ phải có đào tạo đầy đủ về kỹ thuật Implant cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình. Mặc dù chi phí cho một ca cấy ghép Implant có thể cao hơn so với các phương pháp phục hình truyền thống, nhưng những ưu điểm vượt trội của nó làm cho nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người.

Phục hình răng tháo lắp

Hàm giả, bao gồm hàm nhựa cứng, hàm nhựa dẻo, và hàm khung, là những phương pháp phục hình răng tháo lắp phổ biến được áp dụng cho các trường hợp mất răng. Tuy nhiên, nó không thích hợp cho các trường hợp răng bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ. Hàm răng giả này được chế tạo để người bệnh có thể đeo và tháo ra dễ dàng, giúp vệ sinh răng miệng và thực hiện các hoạt động nhai.

Tùy thuộc vào tình trạng mất răng, bác sĩ sẽ đề xuất lựa chọn giữa hàm răng giả bán phần hoặc hàm răng giả toàn hàm. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện đơn giản, chỉ cần lấy dấu hàm để chế tạo hàm răng giả, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, hàm răng giả tháo lắp có một số nhược điểm như gây bất tiện, có thể gây đau, dễ bị rơi, độ bền không cao và thẩm mỹ không đạt như mong muốn.

Tìm hiểu về Labo phục hình răng

Labo phục hình răng, hay còn được gọi là lab, là hệ thống các vật liệu và thiết bị phục vụ cho việc điều trị trong phòng khám nha khoa, bao gồm cả nha khoa thẩm mỹ và chuyên sâu như chỉnh nha, phục hình răng, phục hình răng sứ trên Implant, và tẩy trắng răng.

Trong hệ thống phòng khám nha khoa, Labo cũng là cách gọi của nơi sản xuất các vật liệu và thiết bị labo. Các sản phẩm sau khi được sản xuất ở labo sẽ đến tay các nha sĩ có trình độ và đầy đủ giấy phép để sử dụng. Vì vậy, bất kỳ hàm giả hoặc răng giả nào mà bệnh nhân đã lắp sẽ được sản xuất ở labo trước khi cung cấp cho các nha sĩ và phẫu thuật nha khoa khác nhau. Các sản phẩm thường được sản xuất tại labo bao gồm hàm giả, răng giả, bộ phận giả, cấy ghép nha khoa, và các sản phẩm chỉnh nha.

Do là thiết bị y tế, các vật liệu và thiết bị labo nha khoa phải tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe. Các kỹ thuật viên ở labo nha khoa phải tuân theo chỉ định của nha sĩ được cấp phép khi sản xuất các mặt hàng này, bao gồm các thiết bị phục hình như răng giả và cấy ghép, cũng như các thiết bị điều trị như thiết bị chỉnh nha.

Vậy là bạn đã hiểu hơn về ngành phục hình răng, các hình thức phục hình răng như phục hình tháo lắp và phục hình cố định cũng như hiểu labo phục hình răng là gì rồi phải không? Hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về ngành nha khoa và phục hình răng để có quyết định sáng suốt khi có mong muốn theo đuổi ngành đang rất hot này!

>>> Bài viết liên quan:

 

May, 21 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo