Mòn mặt nhai răng hàm có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị răng hàm bị mòn mặt nhai

Mòn mặt nhai răng hàm có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị răng hàm bị mòn mặt nhai

Răng hàm bị mòn mặt nhai là dấu hiệu cho thấy cấu trúc răng đang gặp vấn đề không thể chủ quan. Lớp men răng bên ngoài bị tổn thương và cần được khắc phục để tránh những hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng tới các hoạt động thường nhật. Để hiểu hơn về tình trạng mòn mặt nhai răng hàm thì Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam sẽ cung cấp một số thông tin chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn và có cách khắc phục khi gặp phải răng hàm bị mòn mặt nhai.

Mòn mặt nhai răng hàm có sao không?

Răng hàm bị mòn mặt nhai là tình trạng bề mặt của răng bị tổn thương do mất mô răng. Khi men răng bị mất đi, cấu trúc của răng sẽ thay đổi, xuất hiện các vết lõm nông hoặc vết sâu trên bề mặt.

Tình trạng mòn mặt nhai có 3 mức độ khác nhau:

  • Mức độ nhẹ: Mòn mặt nhai xảy ra ở lớp men răng.
  • Mức độ nghiêm trọng hơn: Ảnh hưởng lan rộng đến lớp ngà răng, gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức răng.
  • Mức độ nguy hiểm nhất: Răng trở nên yếu, xuất hiện tình trạng đổi màu và lung lay. Ở mức độ nghiêm trọng, tủy răng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vậy mòn mặt nhai răng hàm có sao không? Nó có thể gây ra những hậu quả sau:

  • Răng bị ê buốt: Khi lớp men răng bị mòn, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Trong quá trình ăn uống, đặc biệt khi sử dụng thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, răng sẽ bị ê buốt và đau nhức.
  • Khả năng ăn nhai suy giảm: Nhiệm vụ chính của răng là thực hiện quá trình ăn nhai. Khi mặt nhai bị mòn quá nhiều, mô răng suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Khi răng yếu đi, sự đa dạng thực phẩm có thể ăn cũng bị hạn chế. Theo thời gian, áp lực lên khớp hàm tăng lên, gây tổn thương khớp.
  • Ảnh hưởng tính thẩm mỹ của hàm răng: Sau khi mặt nhai bị mòn, răng sẽ ngả dần sang màu vàng nâu do lớp men răng bị mất đi. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn khi xảy ra ở răng cửa, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình giao tiếp hàng ngày và làm người bệnh mất tự tin.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý về răng: Khi men răng bị mài mòn đến mức độ tổn thương ngà răng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công cấu trúc răng, gây ra các vấn đề như sâu răng. Nghiêm trọng hơn, tủy răng cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến viêm tủy và chết tủy răng. Khi răng bị chết tủy, nó trở nên yếu, giòn và dễ nứt hơn.

Nguyên nhân mòn mặt nhai răng hàm

Tình trạng mòn răng không còn hiếm gặp. Nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm cả tác động hóa học và cơ học trong các hoạt động hàng ngày. Dưới đây là những yếu tố phổ biến dẫn tới tình trạng mòn mặt nhai:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng nói chung và cụ thể là mòn mặt nhai. Những người có cơ địa bẩm sinh hoặc do di truyền có men răng yếu, giảm tiết nước bọt,... sẽ rất dễ bị mòn răng. Khi răng chịu tác động lâu ngày, mặt nhai sẽ bị mòn.
  • Mòn mặt nhai răng hàm do chế độ ăn uống: Bất kỳ vấn đề nào của cơ thể cũng có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Thực phẩm tác động trực tiếp đến khoang miệng qua quá trình ăn nhai. Thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu axit như trái cây chua, nước có ga,... sẽ làm mòn men răng, dẫn đến mòn mặt nhai theo thời gian.
  • Chế độ chăm sóc răng không phù hợp gây mòn mặt nhai răng hàm: Hầu hết các trường hợp mòn mặt nhai xuất phát từ tác động cơ học, đặc biệt là quá trình chăm sóc răng miệng sai cách. Chải răng quá kỹ hoặc quá mạnh không chỉ không giúp răng sạch hơn mà còn làm tổn thương men răng. Thay vào đó, nên chải răng theo chiều dọc với lực vừa phải.
  • Do bệnh lý trào ngược dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày là căn bệnh phổ biến, đặc biệt là những năm gần đây. Axit từ dạ dày trào ngược lên sẽ làm răng tiếp xúc nhiều hơn với axit, gây hư hỏng các tinh thể hydroxyapatite của răng nếu tình trạng này tiếp diễn.
  • Do tình trạng bệnh khô miệng: Chứng khô miệng cho thấy tuyến nước bọt hoạt động không bình thường. Nước bọt giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách kiểm soát vi khuẩn trong miệng. Khi bị khô miệng, nước bọt tiết ra ít, axit và thức ăn dư thừa không được loại bỏ, lâu ngày sẽ gây mòn men răng.
  • Răng hàm bị mòn mặt nhai thói quen xấu: Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như nhai đá, cắn móng tay, nghiến răng khi ngủ,... cũng có thể dẫn đến mòn mặt nhai. Nếu không thay đổi sớm, những hành động này có thể khiến mặt nhai ngày càng mòn và tăng nguy cơ gãy, nứt răng.

Cách điều trị khi răng hàm bị mòn mặt nhai

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng, ngay khi có dấu hiệu bất thường, chúng ta nên gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra. Các bác sĩ sẽ xác định tình hình và tiến hành điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng và mức độ mòn mặt nhai, mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị riêng. Nhìn chung, có hai giải pháp thường được bác sĩ lựa chọn để khắc phục vấn đề này là trám răng và bọc sứ răng. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định, phù hợp với từng đối tượng riêng.

  • Trám răng: Phương pháp này giúp khôi phục lại bề mặt nhai bị mòn bằng cách sử dụng vật liệu trám để lấp đầy các vết lõm và bảo vệ răng khỏi sự mài mòn tiếp tục. Trám răng thường đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém, nhưng có thể cần phải thay thế sau một thời gian.
  • Bọc sứ răng: Đây là phương pháp phủ một lớp sứ lên răng để bảo vệ và khôi phục lại hình dạng cũng như chức năng của răng. Bọc sứ răng có độ bền cao, thẩm mỹ tốt và giúp bảo vệ răng khỏi mài mòn lâu dài, nhưng chi phí cao hơn và quy trình thực hiện phức tạp hơn so với trám răng.

Với những chia sẻ trên đây của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam, các bạn đã có thể hiểu hơn về tình trạng răng hàm bị mòn mặt nhai, nguyên nhân và cách khắc phục. Hãy chăm sóc răng miệng kĩ lưỡng để phòng tránh tối đa các vấn đề về nha khoa vì một khi phải can thiệp của các dịch vụ thẩm mỹ răng hàm sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức. Chúc các bạn có thể bảo vệ được hàm răng chắc khỏe của mình với nụ cười rạng rỡ!

>>> Bài viết liên quan:

 

 

May, 31 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo