Nếu bị mất 1 cái răng hàm có sao không? Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Nếu bị mất 1 cái răng hàm có sao không? Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Khi không may bị mất 1 cái răng hàm có rất nhiều người lo lắng không biết như vậy có sao không, có ảnh hưởng gì đến cơ thể nhiều không? Bên cạnh đó cũng có nhiều người lo lắng mấy răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Để giải đáp những câu hỏi đó hay cùng Trường Trung cấp y khoa Việt Nam tìm hiểu về vấn đề bị mất 1 răng hàm ra sao nhé!

Những nguyên nhân gây ra bị mất 1 răng hàm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bị mất 1 răng hàm. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Lười chải răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, hoặc không dùng chỉ nha khoa hàng ngày sẽ dẫn đến sâu răng, viêm nướu, và cuối cùng là mất răng.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho răng, đặc biệt là canxi, làm cho răng không còn chắc chắn. Ăn nhiều thực phẩm chứa đường, axit, và carbohydrates cũng làm tổn hại đến men răng và nướu, dẫn đến mất răng.
  • Những thói quen không tốt: Thói quen nghiến răng lâu ngày gây mòn răng và ảnh hưởng xấu đến cấu trúc răng. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm nướu, dẫn đến mất răng.
  • Chấn thương răng miệng: Chấn thương do tai nạn hoặc chơi thể thao như võ thuật, đá banh, bóng rổ... có thể tác động đến xương hàm và răng, gây vỡ hoặc gãy răng nếu không đeo dụng cụ bảo vệ hàm.
  • Do tuổi cao: Hoạt động của răng như cắn, nhai và nghiền thức ăn lâu ngày sẽ bào mòn men răng và các góc cạnh của răng, dẫn đến lão hóa. Lão hóa răng nặng hơn ở người cao tuổi, khiến răng không còn chắc khỏe và dễ mất răng.
  • Không khám răng miệng định kỳ: Không khám răng định kỳ nên không thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý nha khoa. Việc không cạo vôi răng cũng là nguyên nhân dẫn đến mất răng.
  • Các bệnh lý khác: Những người mắc bệnh đái tháo đường, viêm khớp cắn, ung thư khớp cắn... có răng yếu hơn và dễ rụng hơn so với người bình thường.

Bị mất 1 cái răng hàm có sao không?

Răng hàm, với vai trò nhai và nghiền thức ăn cũng như nâng đỡ cấu trúc khung xương hàm, có tầm quan trọng rất lớn. Vì vậy, mất răng, đặc biệt là răng hàm trên hoặc dưới, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khó khăn trong việc nhai và nghiền nát thức ăn
Cấu trúc răng vốn đã ổn định, nên thiếu đi một chiếc răng sẽ khiến việc ăn uống gặp nhiều bất tiện. Mất răng hàm làm cho lực nhai yếu đi, khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi xuống hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và đường ruột. Thức ăn có thể rơi vào khoảng trống, buộc người ăn phải điều chỉnh liên tục để tránh chỗ mất răng. Khoảng trống lớn do mất răng hàm cũng khiến các răng bên cạnh có nguy cơ xô lệch, đổ nghiêng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai.

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Mất răng hàm có thể làm khả năng phát âm kém chuẩn xác, gây ảnh hưởng đến giao tiếp và công việc hàng ngày.

Ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ
Dù mất răng hàm không ảnh hưởng đến thẩm mỹ như mất răng cửa, nhưng nó làm cung hàm mất cân đối, khiến hai má hóp vào, da mặt bên mất răng chảy xệ và vùng da quanh miệng xuất hiện nhiều nếp nhăn. Điều này khiến khuôn mặt trông già đi so với tuổi thật. Nếu không được điều trị, lâu dần mất răng hàm có thể làm khuôn mặt bị lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tạo cảm giác tự ti khi giao tiếp.

Gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng
Khoảng trống tại vị trí mất răng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm chân răng và gây hại đến các răng còn lại.

Gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau khớp thái dương hàm, tiêu xương
Nếu không phục hình sớm, mất răng hàm có thể dẫn đến tụt lợi và tiêu xương hàm. Các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, gây áp lực lên quai hàm, dẫn đến đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, nhức mỏi vai gáy. Răng bên cạnh có xu hướng xê dịch vào khoảng trống, răng đối diện cũng thụt xuống hoặc trồi lên quá mức, gây ra vấn đề khớp cắn. Trường hợp nhẹ thì lệch khớp cắn, nặng thì có thể dẫn đến liệt cơ hàm và lệch mặt.

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Mất răng có thể dẫn đến tiêu xương hàm, nhưng khoảng thời gian và mức độ tiêu xương tùy thuộc vào từng người. Trung bình, khoảng 3 tháng sau khi nhổ răng, mật độ xương bắt đầu giảm. Đến tháng thứ 6, xương có thể bị tiêu đi khoảng 25%. Sau 1 năm, mức tiêu xương có thể đạt từ 45% đến 60%. Tuy nhiên, tốc độ và mức độ tiêu xương còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Xương hàm liên kết với chân răng, giúp răng chắc khỏe và đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày. Xương hàm phát triển nhờ vào lực tác động từ răng khi cắn và xé thức ăn. Khi răng bị nhổ, không còn lực tác động nữa thì xương hàm sẽ bắt đầu tiêu đi.

Do đó, mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Câu trả lời phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người, ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ tiêu xương diễn ra nhanh hay chậm, nhiều hay ít.

Bị mất một cái răng hàm dù là ở vị trí nào thì cũng có ảnh hưởng đến việc nhai nuốt cũng như thay đổi khung xương hàm. Vì vậy khi gặp phải vấn đề này bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng tâm lý hoặc có thể cân nhắc các lựa chọn về niềng răng hoặc trồng răng giả để cải thiện. Với công nghệ hiện đại và các dịch vụ thẩm mỹ răng hàm mặt phổ biến hiện nay thì bạn không cần phải quá lo lắng khi gặp phải các vấn đề này!

>>> Bài viết liên quan:

 

May, 23 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo