Đau vai gáy theo y học cổ truyền là gì? Cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Đau vai gáy theo y học cổ truyền là gì? Cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Đau cổ vai gáy tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm nhưng nó gây ra rất nhiều sự khó chịu mệt mỏi cho cơ thể. Tình trạng đau vai gáy thường xuất hiện ở các đối tượng hay phải ngồi làm việc hoặc làm việc sai tư thế, nó khá phổ biến trong đời sống hiện đại mà không chừa một ai. Trong bài viết dưới đây của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu về đau vai gáy theo y học cổ truyền và cách điều trị đau vai gáy theo y học cổ truyền nhé!

Đau vai gáy theo y học cổ truyền là gì?

Hiện tượng đau vai gáy là do cơ bắp ở khu vực này căng cứng, gây ra khó khăn khi xoay đầu hoặc cổ. Thường xảy ra vào buổi sáng, tình trạng này liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ bắp, xương khớp, thần kinh và mạch máu ở vùng vai gáy. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng đau vai gáy gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh đau cổ vai gáy sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.

Trong Y học cổ truyền, đau cổ vai gáy thường được phân loại trong phạm vi các chứng tý, bao gồm cả lạc chẩm và đầu hạng. Nếu bệnh nhân cảm thấy tê bì, thì bệnh có thể được gọi là ma mộc. Nguyên nhân của bệnh thường là do phong hàn thấp, khí trệ hoặc huyết ứ sau khi vận động sai tư thế, hoặc cũng có thể do thấp nhiệt.

Nguyên nhân gây ra đau vai gáy theo y học cổ truyền

Đau vai gáy có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng những lý do phổ biến nhất bao gồm:

  • Nguyên nhân bệnh lý: Bao gồm các vấn đề liên quan đến xương khớp vùng cổ vai gáy như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp vai, vôi hóa cột sống, hoặc rối loạn chức năng thần kinh.
  • Tập luyện không đúng cách: Như không khởi động trước khi tập thể dục, sử dụng kỹ thuật không đúng, hoặc tập luyện quá mức.
  • Tư thế ngồi và nằm không đúng: Bao gồm việc ngồi cong lưng, nằm gục trên bàn, sử dụng gối quá cao.
  • Tính chất công việc: Công việc nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác đồ nặng, hoặc phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Chế độ ăn uống không cân đối: Thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Chấn thương: Tai nạn gây chấn thương ở vùng vai hoặc cổ.
  • Nhiễm lạnh: Tiếp xúc với gió lạnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, gây tắc nghẽn khí huyết và tổn thương dây thần kinh xung quanh.

Theo Y học cổ truyền phân loại bệnh đau vai gáy thành ba thể dựa trên nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như điện châm, thuỷ châm, cứu ngải, giác hơi, xoa bóp bấm huyệt, cùng sử dụng thuốc ngoại hoặc thuốc uống tùy thuộc vào từng thể:

1. Đau vai gáy do lạnh.
2. Đau vai gáy do khí trệ huyết ứ.
3. Đau vai gáy do thấp nhiệt (viêm nhiễm).

Cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Ngoài các phương pháp can thiệp thông thường như sử dụng thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ trong Y học hiện đại, ngày nay, việc điều trị đau cổ vai gáy bằng Y Học Cổ Truyền đang trở nên phổ biến với sự ưa chuộng từ nhiều người, nhờ vào sự an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Đặc biệt, điều trị bằng Y Học Cổ Truyền có thể đạt được kết quả điều trị dứt điểm cho các trường hợp chứng đau cổ vai gáy.

Điều trị đau vai gáy bằng châm cứu y học cổ truyền

Châm cứu là một phương pháp điều trị xuất phát từ Đông y, trong đó sử dụng kim để kích thích các điểm huyệt, giúp giãn cơ, giảm đau và mệt mỏi, cũng như thúc đẩy sự lưu thông máu và thông kinh lạc bị ứ trệ, từ đó giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Các phương pháp châm cứu phổ biến hiện nay bao gồm điện châm, thủy châm, hào châm, tỵ châm, nhĩ châm, túc châm và cấy chỉ.

Tác dụng của châm cứu đối với cổ vai gáy bao gồm:

  • Thư giãn cơ bắp và dây thần kinh ở vùng cổ vai gáy.
  • Giảm hiện tượng đau và mệt mỏi.
  • Cân bằng âm dương trong cơ thể, hỗ trợ điều hòa cả về thể chất và tinh thần.

Trong Y học cổ truyền, các kim châm cứu thường rất mảnh và nhỏ, được châm vào các điểm huyệt đúng vị, do đó không gây đau và không làm chảy máu cho người bệnh.

Điều trị đau vai gáy bằng xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp điều trị trực tiếp tác động lên da, cơ bắp, và mạch máu, giúp mở thông kinh mạch, cải thiện lưu thông khí huyết, giảm đau và mệt mỏi, và đẩy lùi tình trạng phong hàn thấp, giúp cơ thể trở nên thoải mái và thư giãn ngay sau khi điều trị.

Bấm huyệt tại các điểm huyệt theo hình ảnh mô phỏng có tác dụng mở thông kinh mạch và cải thiện lưu thông khí huyết, từ đó giúp giảm đau sâu tại các vùng cơ.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt mang lại hiệu quả cao, ít rủi ro, và thường cho thấy những cải thiện đáng kể ngay sau mỗi buổi điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp đau mạnh và kéo dài, việc điều trị cần được thực hiện dưới sự chỉ đạo của các bác sĩ chuyên môn có kỹ thuật cao.

Điều trị đau vai gáy bằng tập yoga, khí công dưỡng sinh

Yoga và khí công dưỡng sinh là hai phương pháp được ưa chuộng hiện nay với những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại. Tập yoga giúp loại bỏ các chất độc tố có hại ra khỏi cơ thể, làm tươi trẻ làn da và cơ thể, tăng độ linh hoạt của gân cốt và khớp, đặc biệt phù hợp với những người gặp vấn đề đau cổ vai gáy hoặc làm việc văn phòng. Dưới đây là những điều cần chú ý khi tập yoga và khí công dưỡng sinh:

  • Chọn địa điểm yên tĩnh, thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên.
  • Sử dụng tấm thảm tập vừa đủ dày để không gây đau khi tập mà cũng không quá mỏng.
  • Tập theo nhịp điệu và hơi thở chính xác.
  • Kiên trì và đều đặn tập luyện từ 15-20 phút mỗi ngày.

Đau vai gáy theo y học cổ truyền xuất phát từ vấn đề về khí huyết lưu thông trong cơ thể, và các cách điều trị đều là phương pháp giúp các mạch, kinh lạc được đả thông. Ngày nay, việc điều trị đau vai gáy bàng y học cổ truyền đã rất phổ biến và được coi là phương pháp hiệu quả, ngoài ra còn mang lại cảm giác thư thái dễ chịu cho toàn cơ thể. Hi vọng những kiến thức về đau cổ vai gáy theo y học cổ truyền mà Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam đã cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn khi gặp phải tình trạng này!

>>> Bài viết liên quan:

April, 25 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo