Tìm hiểu về các học thuyết âm dương, ngũ hành trong y học cổ truyền

Tìm hiểu về các học thuyết âm dương, ngũ hành trong y học cổ truyền

Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương và Ngũ Hành. Khi Âm Dương và Ngũ Hành cân bằng, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Việc chữa bệnh trong Đông y chủ yếu nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố này. Vậy những học thuyết âm dương, ngũ hành trong y học cổ truyền là thế nào? Bài viết này của Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về các học thuyết y học cổ truyền này!

Những học thuyết y học cổ truyền thường được áp dụng

Các học thuyết  y học cổ truyền cơ bản thường được áp dụng để điều trị bệnh hiện nay bao gồm:

  • Học thuyết Âm dương
  • Học thuyết Ngũ hành
  • Học thuyết Thiên nhân hợp nhất
  • Học thuyết Tạng tượng
  • Học thuyết Tam tiêu
  • Học thuyết Kinh lạc
  • Học thuyết Thủy hỏa
  • Học thuyết Can chi
  • Học thuyết Vận khí

Vũ trụ quan Phương Đông là phương pháp quan sát vạn vật thông qua sự biến đổi của không gian (vũ) và thời gian (trụ). Khi quan sát theo không gian, người ta sử dụng cách quy nạp đồng dạng; khi quan sát theo thời gian, người ta sử dụng cách quy nạp tương ứng. Những giá trị đồng dạng và tương ứng này là cơ sở để thiết lập các quy luật Âm Dương và Ngũ Hành. Khi so sánh các giá trị tương ứng và đồng dạng với nhau, người ta phát hiện ra các giá trị tương tác giữa chúng, từ đó hình thành các quy luật tương sinh, tương khắc trong Ngũ Hành, và quy luật tiêu tưởng, chuyển hóa trong Âm Dương.

Giá trị của vũ trụ quan Phương Đông trong đời sống con người thể hiện qua những ứng dụng quy luật vô cùng phong phú và hiệu quả. Trong lĩnh vực y học, các quy luật được chọn lựa kỹ càng để phù hợp và thiết thực với chuyên ngành, bao gồm các vấn đề thường được sử dụng như: Âm Dương, Ngũ Hành, Thiên can, Địa chi.

Học thuyết âm dương trong y học cổ truyền

Các quy luật cơ bản trong học thuyết Âm Dương trong y học cổ truyền bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Âm Dương đối lập: Âm và Dương đối lập, chế ước và đấu tranh lẫn nhau. Ví dụ: ngày và đêm, nước và lửa, ức chế và hưng phấn.
  • Âm Dương hỗ căn: Âm và Dương nương tựa lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Ví dụ: đồng hoá và dị hoá, hưng phấn và ức chế.
  • Âm Dương tiêu trưởng: Âm Dương luôn vận động và chuyển hoá lẫn nhau. Ví dụ: sự thay đổi của khí hậu bốn mùa và sự phát triển của bệnh tật.
  • Âm Dương bình hành: Âm và Dương đối lập nhưng luôn duy trì trạng thái cân bằng. Mất cân bằng giữa chúng thể hiện sự mâu thuẫn và tương tác trong vật chất.

Học thuyết âm dương y trong học cổ truyền khi vận dụng vào điều trị các bệnh:

  • Sự tương đối và tuyệt đối của Âm Dương: Âm Dương có sự đối lập tuyệt đối nhưng trong hoàn cảnh cụ thể có tính chất tương đối. Ví dụ: hàn (âm) đối lập với nhiệt (dương), lương (mát) thuộc âm đối lập với ôn (ấm) thuộc dương.
  • Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm: Âm và Dương tồn tại và xen kẽ lẫn nhau. Ví dụ: thời gian trong ngày chia thành phần Âm của Dương, Dương của Dương, Âm của Âm và Dương của Âm.
  • Bản chất và hiện tượng: Thông thường, bản chất phù hợp với hiện tượng. Khi chữa bệnh, cần chữa vào bản chất bệnh. Ví dụ: bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn. Tuy nhiên, đôi khi bản chất không phù hợp với hiện tượng, cần xác định đúng bản chất để chữa đúng nguyên nhân.

Các quy luật Âm Dương và phạm trù của nó được biểu hiện bằng một hình tròn với hai phần cong chia diện tích làm hai: một phần là Âm và một phần là Dương, trong Âm có nhân Dương và trong Dương có nhân Âm.

Học thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền

Học thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền là 5 nhóm vật chất và dạng vận động phổ biến với những thuộc tính khác nhau:

  • Kim (kim loại): Thanh khiết, thu gom và hướng xuống dưới.
  • Mộc (gỗ): Đại diện cho sự sinh sôi và phát triển, hướng lên trên và ra bên ngoài. Các sự vật có tính sinh trưởng, thông thoát thuộc hành Mộc.
  • Thủy (nước): Tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Các sự vật có tính tư nhuận, hàn lương thuộc hành Thủy.
  • Hỏa (lửa): Biểu thị sức nóng, hướng lên trên. Các sự vật có tính ôn nhiệt, bốc lên trên thuộc hành Hỏa.
  • Thổ (đất): Mang tính hóa sinh, có công dụng truyền tải và thu nạp.

Ngũ hành còn biểu thị sự vận động và chuyển hóa của các chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.

Quy luật Tương sinh
Ngũ hành tương sinh mô tả mối quan hệ sinh ra và thúc đẩy nhau phát triển giữa các hành theo thứ tự: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Đây là quy luật tất yếu và tuần hoàn bất biến. Trong cơ thể người, quy luật tương sinh thể hiện như sau: Can (Mộc) sinh Tâm (Hỏa), Tâm (Hỏa) sinh Tỳ (Thổ), Tỳ (Thổ) sinh Phế (Kim), Phế (Kim) sinh Thận (Thủy), Thận (Thủy) sinh Can (Mộc).

Quy luật Tương khắc
Đối lập với tương sinh là quy luật tương khắc, chỉ mối quan hệ ức chế lẫn nhau giữa các hành: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Quy luật này cũng tuần hoàn và song hành cùng quy luật tương sinh. Trong cơ thể người, quy luật tương khắc thể hiện như sau: Can (Mộc) khắc Tỳ (Thổ), Tỳ (Thổ) khắc Thận (Thủy), Thận (Thủy) khắc Tâm (Hỏa), Tâm (Hỏa) khắc Phế (Kim), Phế (Kim) khắc Can (Mộc).

Quy luật Vũ - Thừa
Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý, các quy luật Vũ và Thừa sẽ xuất hiện.

  • Tương thừa: Xảy ra khi một hành hoặc tạng quá mạnh, khắc hành hoặc tạng khác gây ra bệnh. Ví dụ: Can (Mộc) khắc Tỳ (Thổ) quá mạnh sẽ gây bệnh đau dạ dày.
  • Tương vũ: Xảy ra khi một hành hoặc tạng không khắc chế được hành hoặc tạng khác. Ví dụ: Tỳ (Thổ) không khắc được Thận (Thủy) sẽ gây ra tiêu hóa kém, thiếu dinh dưỡng dẫn tới phù.

Để nghiên cứu về các học thuyết y học cổ truyền và ứng dụng nó vào khám chữa bệnh là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu chuyên sâu. Học thuyết âm dương và ngũ hành trong y học cổ truyền là những học thuyết phổ biến và căn bản nhất mà khi tìm hiểu về ngành này sinh viên cần nắm được. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát cơ bản về các học thuyết y học cổ truyền!

>>> Bài viết liên quan:

May, 31 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo