Y học cổ truyền và phục hồi chức năng kết hợp như thế nào, điều trị bệnh gì?

Y học cổ truyền và phục hồi chức năng kết hợp như thế nào, điều trị bệnh gì?

Việc kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong việc điều trị bệnh đã chứng minh được hiệu quả cao, và ngày càng được ưa chuộng vì khả năng giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy mà y học cổ truyền và phục hồi chức năng giờ đây là một nội dung quan trọng mà các bệnh viện áp dụng phổ biến trong phác đồ điều trị bệnh của nhiều bệnh nhân. Trong những chia sẻ dưới đây, Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu hơn về y học cổ truyền và phục hồi chức năng nhé!

Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học, hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng cơ thể tối đa thông qua các biện pháp tập luyện và điều chỉnh môi trường.

Mục tiêu chính của phương pháp này là giảm thiểu ảnh hưởng của sự suy giảm chức năng và tàn tật, từ đó giúp bệnh nhân hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội. Các chức năng này có thể là về thể chất hoặc tinh thần (như khả năng nhận thức, tư duy,...).

Sự suy giảm hoặc mất chức năng có thể do nhiều nguyên nhân như tai nạn, tật bẩm sinh, hoặc hậu quả của các bệnh lý nặng. Mỗi trường hợp sẽ yêu cầu một hình thức phục hồi khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng là hồi phục sức khỏe tối đa cho bệnh nhân, giúp họ có thể tự chăm sóc bản thân.

Tầm quan trọng của y học cổ truyền và phục hồi chức năng

Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng đã ra đời tại nhiều bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh với mục tiêu hòa nhập giữa y học truyền thống và hiện đại, bao gồm cả các phương pháp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc, kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu... trong việc điều trị bệnh để mang lại lợi ích chưa bệnh tối đa cho người bệnh.

Y học cổ truyền và phục hồi chức năng ra đời giúp các bệnh nhân có thể khôi phục thể chất một cách an toàn, giảm thiểu rủi ro thể chất nhất sau quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp tây y. Nó đã khẳng định được hiệu quả khi được kết hợp đúng quy trình đã được nghiên cứu và thử nghiệm bởi các bác sĩ trong cả 2 nền y học.

Ví dụ cho vai trò của phục hồi chức năng bao gồm:

  • Phục hồi chức năng cho người bị đột quỵ có thể tự sinh hoạt hàng ngày mà không cần sự trợ giúp từ người khác.
  • Phục hồi chức năng tim cho bệnh nhân tim không gặp khó khăn khi tham gia vào hoạt động thể dục.
  • Phục hồi chức năng phổi giúp cải thiện khả năng hô hấp và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp:

  • Ngăn ngừa tổn thương thứ cấp.
  • Tăng cường khả năng hoạt động còn lại của cơ thể, giảm thiểu hậu quả của tàn tật cho bệnh nhân.
  • Giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Với những lý do trên, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện bình đẳng cho bệnh nhân tham gia vào các hoạt động xã hội, đồng thời góp phần cao vào việc nâng cao ý thức phòng ngừa và giảm thiểu tỷ lệ tàn tật.

Phạm vi điều trị các bệnh của y học cổ truyền và phục hồi chức năng

Ngành Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tập trung vào các nhiệm vụ sau: Khám và điều trị bệnh, cung cấp tư vấn sức khỏe bằng cả y học cổ truyền và hiện đại cho bệnh nhân ngoại trú và nội trú. Đồng thời, nó cũng được kết hợp với các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện để đảm bảo sự chăm sóc toàn diện nhất cho bệnh nhân.

Phạm vi điều trị của Y học cổ truyền và phục hồi chức năng bao gồm:

  • Các bệnh về cơ xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp, viêm mô xung quanh khớp, phục hồi sau mổ chấn thương cơ bản.
  • Các bệnh về thần kinh vận động: Đau nửa người do đột quỵ, tê liệt toàn thân, tê liệt hai chân dưới, tê liệt các dây thần kinh đầu, tổn thương các dây thần kinh sống, tê liệt dây thần kinh vòng quanh, đau dây thần kinh, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và lưng, đau đầu căng thẳng.
  • Các bệnh lý tâm thần: Suy nhược thần kinh, mất ngủ, lo âu.
  • Các bệnh về tim mạch và nội tiết: Cao huyết áp, rối loạn tiền đình, suy tĩnh mạch chi, rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Các bệnh lý tiêu hóa: Viêm dạ dày tá tràng, viêm gan, rối loạn ruột kích thích, táo bón.
  • Các bệnh lý hô hấp: Viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Các bệnh lý sinh dục và tiết niệu: Sỏi thận, rối loạn kinh nguyệt, yếu sinh lý nam và nữ.
  • Các bệnh lý ở trẻ em: Tình trạng bại não, phát triển tâm thần và vận động chậm.

Theo sự tiến triển của y học hiện đại đang không ngừng cập nhật công nghệ và phương pháp chữa bệnh mới. Song song với đó, các bí quyết cổ truyền của y học phương Đông, đã tồn tại và được áp dụng từ hơn 4000 năm trước, vẫn tiếp tục tồn tại và được sử dụng hiệu quả và rộng rãi trong thời đại hiện nay. Ngành y học cổ truyền và phục hồi chức năng ngày nay đã được phổ biến và giúp ích cho không ít cho các bệnh viện cả nước. Điều đó càng khẳng định hơn nữa vai trò của Y học cổ truyền trong đời sống hiện đại và là phần không thể thiếu của y học nước nhà!

>>> Bài viết liên quan:

March, 23 2024
Gửi bình luận của bạn:
zalo